Ngăn chặn rối loạn thần kinh thực vật

Hiện nay, rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện ngày càng phổ biến trên cả người lớn và trẻ em. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khoẻ tâm lý của người bệnh.

1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hai thành phần cấu tạo nên hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hoạt động của hai hệ này mất cân bằng, dẫn tới rối loạn chức năng trên các hệ cơ quan.

Nguyên nhân thường gặp của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

  • Rối loạn di truyền.
  • Bệnh tự miễn.
  • Ung thư.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm.

2. Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường cảm thấy khó chịu. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn tới hoang mang, sợ hãi hoặc trầm cảm. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Hồi hộp đánh trống ngực.
  • Chóng mặt, choáng váng, dễ ngất xỉu.
  • Khó thở, đặc biệt khi ở nơi đông người.
  • Tay chân run và đổ mồ hôi, tăng lên khi căng thẳng.
  • Mất ngủ thường xuyên.
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Rối loạn thần kinh thực vật.
  • Rối loạn thần kinh thực vật có nhiều triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, tức ngực, khó thở…

3. Các biện pháp ngăn chặn, dự phòng rối loạn thần kinh thực vật

  • Rối loạn thần kinh thực vật không quá nguy hiểm, vậy nên người bệnh không cần phải lo lắng quá mức. Tuân theo đúng chỉ định thuốc của bác sĩ kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả để điều trị và phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng các loại thuốc hỗ trợ, làm giảm triệu chứng bệnh, cải thiện tinh thần như: Thuốc an thần, các loại vitamin nhóm B, thuốc chống suy nhược cơ thể.
  • Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, liệu pháp tắm nóng – lạnh, xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt.
  • Giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực trong suốt quá trình điều trị là yếu tố tiên quyết giúp bệnh nhanh khỏi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ, giải tỏa stress.
  • Lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để kiểm soát căng thẳng, cân bằng cuộc sống. Làm việc liên tục quá nhiều hoặc thức khuya thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Tập hít thở sâu và xoa vùng trên rốn hằng ngày rất hiệu quả trong phòng và trị bệnh.
  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Nếu nghi ngờ bản thân bị rối loạn thần kinh thực vật, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời. Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định có thể khiến bệnh tình chuyển biến xấu và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bài viết liên quan